Sơ đồ web Đăng nhập
ĐIỂM ĐẾN TIN CẬY CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

 

Phát động phong trào thi đua Chuyển đổi số năm 2024

 

Thực hiện Kế hoạch số 1670/KH-UBND ngày 16/4/2024 của UBND tỉnh về việc phát động phong trào thi đua Chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận,

Ban Quản lý các khu công nghiệp phát động phong trào thi đua Chuyển đổi số năm 2024, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát huy sức mạnh tổng hợp và sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia vào chương trình chuyển đổi số. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Cơ quan.

- Bám sát chủ đề hành động của Tỉnh năm 2024 là “Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột: Thương mại điện tử-thanh toán không dùng tiền mặt; Số hóa các ngành kinh tế; Quản trị số; Dữ liệu số, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; trọng tâm là xây dựng “chính quyền điện tử, chính quyền số”, là động lực chính, then chốt, dẫn dắt việc hình thành phát triển hoàn thiện hạ tầng số; khai thác, chia sẻ, kết nối sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu; ưu tiên thúc đẩy thực hiện phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số nhất là các ngành kinh tế, lĩnh vực trọng điểm; phục vụ hoạt động của người dân, doanh nghiệp trên nền tảng số hóa cơ sở dữ liệu dịch vụ; góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị Quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra; cũng như góp phần thực hiện nhanh nhất các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đề ra và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua Chuyển đổi số năm 2024; kịp thời phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua Chuyển đổi số nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Phong trào thi đua Chuyển đổi số năm 2024 phải được triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả.

- Coi việc chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và đồng bộ trong các hoạt động của cơ quan; chủ động xây dựng kế hoạch đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi số theo lĩnh vực quản lý.

- Phát huy trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua; có đôn đốc, kiểm tra, đánh giá định kỳ 6 tháng, sơ kết, tổng kết.

- Công tác khen thưởng đảm bảo dân chủ, chính xác, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định theo.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA CHUYỂN ĐỔI SỐ

1. Phạm vi: Phong trào thi đua Chuyển đổi số năm 2024 được triển khai tại Ban Quản lý các khu công nghiệp.

2. Đối tượng:

- Tập thể: Ban Quản lý các khu công nghiệp

- Cá nhân: Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

3. Nội dung:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Cấp ủy Chi bộ, Ban Lãnh đạo trong công tác vận động, tuyên truyền; nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong triển khai thực hiện phong trào thi đua Chuyển đổi số.

- Xây dựng kế hoạch và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số theo chức năng, nhiệm vụ được giao gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công nghệ số, chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về sự cấp thiết của chuyển đổi số, đáp ứng xu thế bùng nổ công nghệ thông tin, công nghệ số.

- Tăng cường quản lý an ninh mạng, bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu, phòng chống hiệu quả các hoạt động phá hoại, thâm nhập hệ thống quản lý, điều hành chính quyền điện tử, kịp thời cảnh báo cũng như xử lý các sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy nhanh tiến trình số hóa giấy tờ trong cơ quan (trừ những văn bản mật); cùng với việc kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu cấp tỉnh, các cơ sở dữ liệu quốc gia để nâng cao số lượng, chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo, số hóa trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số tương tác với chính quyền trên môi trường số thông suốt, hiệu quả.

HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP