Sơ đồ web Đăng nhập
ĐIỂM ĐẾN TIN CẬY CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

 

Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2025 của Ban Quản lý các khu công nghiệp

 

          Thực hiện Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 16/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025, Ban Quản lý các khu công nghiệp xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025, với một số nội dung chính sau:

          I. MỤC TIÊU

          - Bảo đảm các quy định pháp luật được triển khai thực hiện tại cơ quan một cách nghiêm túc, có hiệu lực, hiệu quả; những quy định không phù hợp, chồng chéo gây cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội kịp thời được bãi bỏ, sửa đổi hoặc kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi; bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển nền công nghiệp của địa phương.

          - Thủ tục hành chính (TTHC) được rà soát, công bố công khai, minh bạch bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành; tổ chức giải quyết TTHC đúng quy định, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan;

          - Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được xác định rõ ràng và phù hợp, thực hiện thông suốt, không chồng chéo, trùng lắp hay bỏ sót nhiệm vụ.

          - 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan được tiếp nhận và trả kết quả ở bộ phận một cửa theo quy định.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ theo vị trí việc làm, uy tín đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; tạo nên sức mạnh tổng hợp để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

II. NỘI DUNG

1. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác cải cách hành chính, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của các cơ quan. Thường xuyên tự kiểm tra về kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan.

- Chỉ đạo cụ thể hóa các nhiệm vụ trên các trục nội dung cải cách hành chính (cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và Xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số) phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả và mang tính bền vững. Xác lập, giao nhiệm vụ gắn với đánh giá cán bộ, đánh giá năng lực điều hành quản; định kỳ đánh giá kết quả thực hiện và xem đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan.

2. Cải cách thể chế

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tham mưu xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp, tính khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước.

3. Cải cách thủ tục hành chính

- Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi trên phương tiện khác nhau.

- Tăng cường công tác tự kiểm tra về công tác cải cách hành chính. Thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhất là tổng kết các mô hình, nhân rộng các điển hình, biểu dương những tập thể, cá nhân làm tốt và phê phán, chỉ rõ những nơi có thái độ tiêu cực, nhũng nhiễu. Phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, các đoàn thể và Nhân dân đối với việc thực hiện công tác cải cách hành chính tại cơ quan. Đưa nội dung cải cách hành chính vào tiêu chí xét thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ gắn với khen thưởng, kỷ luật.

4. Cải cách tổ chức bộ máy

Triển khai thực hiện kiện toàn tổ chức bô máy theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.

5. Cải cách chế độ công vụ

- Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; xem đây là khâu đột phá quan trọng nhất của công tác cải cách hành chính, là nhiệm vụ then chốt để vận hành, thúc đẩy các trục nội dung còn lại trong công tác cải cách hành chính. Đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ, công chức gắn với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ. Đổi mới công tác tuyển dụng, công tác bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, nâng cao tính cạnh tranh, dân chủ, công khai, minh bạch.

- Tăng cường công tác kiểm tra chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính tại cơ quan; góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trách nhiệm của các Trưởng phòng, trưởng đơn vị trực thuộc.

6. Cải cách tài chính công

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thức đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng, tiêu cực tại các cơ quan.

7. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội,  quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nâng chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Trưởng phòng/trưởng đơn vị trong chỉ đạo, triển khai thực hiện các yêu cầu trong việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001-2015; tuyên truyền, phổ biến về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2015 theo mô hình khung trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, cá nhân thực sự hiểu sâu, rộng về hệ thống quản lý chất lượng.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

- Tăng cường công tác chỉ đạo về cải cách hành chính, xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quán triệt tư tưởng về công tác cải cách hành chính đến toàn thể cán bộ- công chức cơ quan.

- Thiết lập mối quan hệ thân thiện, tin cậy để có thể lắng nghe, tiếp thu các ý kiến phản ánh của các cá nhân và tổ chức đã từng giao dịch với cơ quan.

- Các phòng chuyên môn căn cứ Kế hoạch cải cách hành chính của cơ quan, các văn bản quy định liên quan xây dựng kế hoạch công tác cụ thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh, cải tiến công tác cải cách hành chính của cơ quan.

- Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thủ tục hành chính; thời gian cắt giảm thủ tục hành chính và hoạt động hiệu quả của Bộ phận tiếp nhận và trao trả kết quả của Cơ quan.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật các nội dung, hình thức và biện pháp thực hiện nhằm đảm bảo cho công tác cải cách hành chính của cơ quan ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Cấp ủy Chi bộ và Ban Lãnh đạo trong chỉ đạo, triển khai thực hiện các yêu cầu trong việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001-2015; duy trì hoạt động Ban chỉ đạo ISO của của cơ quan; tuyên truyền, phổ biến về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2015 theo mô hình khung trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức và các tổ chức, cá nhân thực sự hiểu sâu, rộng về hệ thống quản lý chất lượng.

- Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; xem đây là khâu đột phá quan trọng nhất của công tác cải cách hành chính, là nhiệm vụ then chốt để vận hành, thúc đẩy các trục nội dung còn lại trong công tác cải cách hành chính. Đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ, công chức gắn với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ. Đổi mới công tác tuyển dụng, công tác bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, nâng cao tính cạnh tranh, dân chủ, công khai, minh bạch. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm về kỷ luật, kỷ cương hành chính và về đạo đức công vụ.

HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP