Sơ đồ web Đăng nhập
ĐIỂM ĐẾN TIN CẬY CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Tin Covid
Ngày đăng:   1/12/2021      Views:  434

Quy trình thực hiện cách ly F1 tại nhà và cách ly điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Ngày 17/11/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 2177/QĐ-UBND về việc ban hành Quy trình thực hiện cách ly F1 tại nhà và cách ly điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Để chủ động xử lý đồng bộ công tác kiểm soát lây nhiễm, điều trị kịp thời cho người mắc bệnh Covid-19, hạn chế thấp nhất tử vong do Covid-19 và lây nhiễm trong cộng đồng, thực hiện có hiệu quả các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19,  Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy trình thực hiện cách ly F1 tại nhà và cách ly điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, thực hiện theo các bước sau:

 1. Bước 1. Khi phát hiện trường hợp dương tính với SARS-CoV-2:

a) Thông báo nhanh: người phát hiện phải thông báo nhanh về trường hợp mới dương tính có trách nhiệm thông tin trực tiếp đến Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Trạm y tế tuyến xã) nơi lưu trú của người dương tính SARS-CoV-2 hoặc người phụ trách đơn vị/tổ đội công tác giám sát, để báo cáo Ban Chỉ đạo/Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, đơn vị chỉ đạo xử lý ngay khi nhận được thông tin.

b) Thực hiện cách ly tạm thời và xét nghiệm:

- Nếu phát hiện trong cộng đồng: Ban Chỉ đạo/Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn chỉ đạo thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú, lấy
mẫu làm xét nghiệm RT-PCR để khẳng định và lấy mẫu xét nghiệm bằng test
nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 ngay cho tất cả các thành viên sống cùng nhà; Kích hoạt Tổ Nhân dân tự quản triển khai công tác quản lý, giám sát cách ly và hỗ trợ hậu cần cho người thực hiện cách ly.

- Nếu phát hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh: Cơ sở khám chữa bệnh
chuyển người nghi nhiễm cách ly tạm thời tại buồng cách ly hoặc khoa/đơn vị của bệnh viện/phòng khám, lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

- Nếu ở cơ sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng: BCĐ phòng, chống dịch cơ quan, đơn vị cách ly tạm thời ở buồng cách ly hoặc khu vực cách ly của doanh nghiệp và liên hệ ngay với Trung tâm Y tế huyện, thành phố trên địa bàn để lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR để khẳng định và giám sát kiểm soát dịch theo quy định về phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng.
Đối với trường hợp tự làm xét nghiệm nếu không đủ chứng cứ để xác định thì thông báo cơ sở y tế gần nhất thực hiện lại xét nghiệm bằng test nhanh kháng
nguyên SARS-CoV-2 hoặc RT-PCR.

c) Chuyển mẫu đến cơ sở xét nghiệm RT-PCR khẳng định (trong vòng
04 giờ tính từ khi phát hiện trường hợp dương tính). Cơ sở xét nghiệm khẳng định trả lời kết quả cho cơ sở xét nghiệm RT-PCR (chưa khẳng định) và đơn vị gửi mẫu (trong vòng 12 giờ tính từ khi nhận mẫu).

Bước 2. Đánh giá tình trạng sức khỏe, chuyển viện hoặc cấp thuốc:

a) Nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96%): chuyển người bệnh vào phòng cấp cứu (nếu tại cơ sở khám chữa bệnh) hoặc gọi Trạm Y tế tuyến xã (nếu ở cộng đồng) để liên hệ Tổ điều phối, tổ chức chuyển bệnh nhân đến bệnh viện; Chuyển bệnh nhân bằng xe cấp cứu hoặc xe chuyên dụng vận chuyển người bệnh Covid-19.

b) Nếu không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ:

- Nhân viên y tế được phân công phụ trách tiến hành đánh giá các tiêu chí lâm sàng, tư vấn cho người bệnh, thẩm định điều kiện cơ sở vật chất và tư vấn cho những người đủ tiêu chí, điều kiện cách ly điều trị tại nhà, để chuẩn bị các phương án khi có kết quả xét nghiệm khẳng định.

- Trạm Y tế tuyến xã cấp Túi thuốc cho người dương tính với SARS-CoV-2, hướng dẫn sử dụng thuốc; hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe theo tài liệu đính kèm Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 của Bộ Y tế và tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà.

Bước 3. Điều tra, khoanh vùng kiểm soát lây nhiễm:

a) Trạm Y tế cấp xã tổ chức điều tra, truy vết, lập danh sách tiếp xúc gần
với người dương tính với SARS-CoV-2 và báo cáo nhanh cho Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn.

b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ đạo khoanh vùng, cách ly tạm
thời hộ gia đình; Lấy mẫu xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV2 ngay cho tất cả các thành viên sống cùng nhà/hộ gia đình, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR chuyển đến cơ sở xét nghiệm; hướng dẫn hộ gia đình vệ sinh, khử khuẩn và thu gom rác thải.

c) Cơ quan, đơn vị, địa phương có trường hợp tiếp xúc người nghi nhiễm
quản lý, giám sát dịch, đồng thời thống báo đến người tiếp xúc biết tự theo dõi và kịp thời áp dụng các biện pháp kiểm soát lây nhiễm khi có kết quả khẳng định.

Bước 4. Khi có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2:

a) Người có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2
được xem là F0; Trạm Y tế tuyến xã liên hệ Tổ điều phối chuyển F0 đến cơ sở điều trị đối với trường hợp người bệnh có chỉ định nhập viện điều trị (chuyển bằng xe cấp cứu hoặc bằng xe chuyên dụng vận chuyển F0). Trường hợp F0 đủ tiêu chí, điều kiện cách ly tại nhà, Trạm Y tế tuyến xã báo cáo nhanh Trung tâm Y tế huyện, thành phố để thông báo đến UBND xã, phường, thị trấn làm thủ tục và phân công cho Trạm Y tế tuyến xã và Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19, Tổ Nhân dân tự quản nơi F0 cư trú chuẩn bị tiếp nhận, quản lý cách ly, điều trị F0 tại nhà. Nếu F0 có di chuyển từ cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng (nơi cách ly tạm thời) về cách ly, điều trị tại nhà phải sử dụng xe chuyên dụng vận chuyển F0. Khi vận chuyển F0 phải có phiếu chuyển (ghi đầy đủ thông tin và kết quả xét nghiệm của F0 theo quy định) để bàn giao cho cơ sở điều trị Covid-19 hoặc cho địa phương nơi tiếp nhận cách ly, điều trị F0.

b) Nơi ở của F0 được xem là "ổ dịch hộ gia đình", UBND cấp xã lập hồ sơ báo cáo UBND huyện, thành phố đồng thời chỉ đạo tổ chức cách ly hộ gia đình 14 ngày kể từ ngày phát hiện ca F0 đầu tiên trong hộ; dán biển cảnh báo trước nhà: "ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19" (nền đỏ, chữ vàng).

c) Những người tiếp xúc trực tiếp với F0 được xác định là F1 nhưng không cùng gia đình F0, UBND xã, phường, thị trấn kích hoạt lực lượng giám sát, xác định danh sách F1, lấy mẫu xét nghiệm bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên và RT-PCR; Thẩm định các điều kiện cách ly tại nhà đối với F1. Lập hồ sơ cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện theo Công văn số 5599/BYTMT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế), đưa đi cách ly tập trung đối với những trường hợp F1 không đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Bước 5. Tổ chức cách ly F1 và cách ly, điều trị F0:

a) UBND huyện, thành phố ban hành Quyết định hoặc Ủy quyền cho
UBND cấp xã ban hành quyết định phê duyệt danh sách cách ly, điều trị F0 tại
nhà.

b) Trên cơ sở danh sách được phê duyệt, UBND xã, phường, thị trấn phân
công danh sách cụ thể các thành viên quản lý, giám sát cách ly tại nhà và Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 để theo dõi, điều trị F0 tại nhà. Chỉ đạo đội xe chuyển tuyến tổ chức thường trực, sẵn sàng vận chuyển kịp thời đối với trường hợp F0 tại nhà có dấu hiệu cần chuyển đến cơ sở cấp cứu điều trị. Vận chuyển F0 bằng xe cứu thương hoặc xe ô tô có tấm chắn (có thể bằng ni lông) để ngăn cách giữa lái xe, phụ xe với F0/F1. Trên xe có trang bị Oxy, túi thuốc cấp cứu và các trang thiết bị y tế thiết yếu.

c) Tổ chăm sóc y tế tại cộng đồng lập hồ sơ quản lý người mắc Covid-19
điều trị tại nhà; Hướng dẫn F1 hoặc F0 thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng
chống dịch và cách tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, đo thân nhiệt, thông tin kết
quả theo dõi sức khỏe và xử lý rác thải theo quy định; Đối với trường hợp F0
hướng dẫn thêm về cách đo chỉ số SPO2, sử dụng gói thuốc điều trị Covid-19 tại
nhà…; Triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà,
chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà hàng ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế và UBND tỉnh; Phân công đầu mối tiếp nhận thông tin, tổ chức phối hợp cấp cứu và chuyển viện kịp thời cho bệnh nhân. Thông báo số điện thoại đầu mối Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19, Tổ Nhân dân tự quản và đường dây nóng cho F1, F0, hộ gia đình đang thực hiện cách ly để đảm bảo thông tin, liên lạc. Khuyến khích kết nối nhóm Zalo và nếu có điều kiện kết nối nhóm Zalo giữa các F1 hoặc F0 đang cách ly tại nhà để trao đổi kiến thức cơ bản về phòng chống dịch và những thông tin cần thiết về chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch.
Trường hợp trong cùng một thời điểm có nhiều F0 tại một thôn/khu phố, thì
UBND huyện, thành phố điều động Trạm Y tế lưu động đặt tại thôn/khu phố để
đảm bảo cho công tác chăm sóc y tế, điều trị F0 tại nhà theo quy định.

d) Tổ Nhân dân tự quản tiếp tục triển khai công tác quản lý, treo bảng “Địa điểm cách ly y tế phòng chống dịch Covid-19” trước nhà của bệnh nhân;  Tổ chức hỗ trợ hậu cần, lương thực, hàng hóa thiết yếu cho người thực hiện cách ly, điều trị tại nhà, đồng thời phối hợp Tổ chăm sóc y tế theo dõi sức khỏe, xử lý, sơ cấp cứu cho người bệnh và các tình huống phát sinh; Phân công cán bộ, nhân viên trực tiếp phụ trách công tác giám sát cách ly, ngăn chặn kịp thời những vi phạm của người thực hiện cách ly hoặc thông báo cho lực lượng chức năng để xử lý kịp thời.

đ) F0, F1, người trong hộ gia đình đang cách ly tự thực hiện các biện pháp
phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình, nhất là bảo vệ các đối tượng nguy cơ cao;
Luôn thực hiện 5K, cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng PC-COVID trong suốt thời gian cách ly, tự theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày
trên ứng dụng PC-COVID và thông tin hàng ngày tình hình sức khỏe đến nhân
viên y tế; Không ra ngoài, khi cần sự hỗ trợ về y tế hoặc hỗ trợ về hậu cần gọi đến số điện thoại đã được hướng dẫn; Trường hợp không tuân thủ các quy định sẽ được lực lượng chức năng cưỡng chế, đưa đi cách ly tập trung; nếu để lây lan dịch bệnh do vi phạm, sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Bước 6. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và kết thúc cách ly:

a) F1, F0 đang thực hiện cách ly y tế tại nhà có trách nhiệm thực hiện các
nội dung phòng chống dịch, tự theo dõi sức khỏe, ghi chép đầy đủ vào phiếu theo dõi đồng thời cập nhật lên phần mềm PC-COVID theo hướng dẫn.

b) UBND xã, phường, thị trấn phân cán bộ đầu mối cập nhật thông tin về
quản lý, giám sát cách ly F1, F0 tại nhà lên hệ thống quản lý cách ly và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

c) Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 hoặc Trạm Y tế lưu động có trách
nhiệm cập nhật các chỉ số theo dõi sức khỏe, kết quả lấy mẫu xét nghiệm vào hồ
sơ theo dõi F1 hoặc sổ điều trị của F0 vào phần mềm quản lý và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

d) Lấy mẫu xét nghiệm ngày thứ 1, 3 và 14 đối với F1; Lấy mẫu xét nghiệm ngày thứ 14 đối với F0 (trường hợp F0 có uống Molnupiravir thì lấy thêm mẫu xét nghiệm theo quy định của Chương trình); Khi đủ điều kiện kết thúc cách ly, điều trị, nhân viên y tế được giao phụ trách theo dõi F1, theo dõi điều trị F0 báo cáo UBND xã, phường, thị trấn tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quyết định kết thúc cách ly.

Trên cơ sở các nội dung nêu tại Quyết định số 2177/QĐ-UBND ngày 17/11/2021, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức phổ biến, triển khai và phối hợp thực hiện

Category:
Tin Covid
Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid – 19 giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Công bố kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (tính đến 17g00 ngày 07/9/2023)
Công bố kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp huyện, Công bố kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (tính đến 17g00 ngày 17/8/2023)thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (tính đến 17g00 ngày 17/8/2023)
Công bố kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (tính đến 17g00 ngày 06/7/2023)
Công bố kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (tính đến 17g00 ngày 29/6/2023)
HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP